Tin tức

Trang chủ / Tin tức

Cập nhật 30/03/ 2022

Tìm hiểu sự khác biệt giữa Zoho Workplace vs G Suite

Ngày nay, những bộ ứng dụng văn phòng được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi cho việc lưu trữ dữ liệu bởi sự tiện dụng của chúng khi chia sẻ thông tin đến nhiều máy tính và khả năng truy cập dễ dàng, mọi lúc mọi nơi với kết nối Internet. Vì thế, nhiều công ty đã cho ra đời nhiều loại sản phẩm cùng mục tiêu là phục vụ đối tượng doanh nghiệp nói trên nhưng mỗi loại cũng được tích hợp thêm nhiều ứng dụng đi kèm đặc biệt khác để cạnh tranh với nhau trên thị trường. Trong đó, nổi bật nhất có thể kể đến là Zoho Workplace và G Suite. Tuy cùng cung cấp chung một chức năng chính nhưng cũng có nhiều khác biệt giữa Zoho Workplace vs G Suite.

Làm việc với bộ ứng dụng văn phòng trực tuyến

Zoho Workplace và G Suite là gì?

Như đã giới thiệu sơ lược ở trên thì đây là hai nhà cung cấp bộ ứng dụng văn phòng hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây. Đặc biệt, bộ ứng dụng văn phòng Zoho Workplace vs G Suite không chỉ bao gồm những chức năng chính như soạn thảo văn bản, lập bảng tính hay thuyết trình mà còn được tích hợp thêm nhiều tính năng khác như lịch, hội nghị trực tuyến, trao đổi thư điện tử, quản lý dữ liệu, … Với lợi thế hoạt động dựa vào Internet nên người dùng có thể truy cập dữ liệu của mình ở bất cứ đâu vào bất kỳ thời gian nào.

Bộ ứng dụng văn phòng trực tuyến

Đặc điểm của Zoho Workplace vs G Suite

Nhìn chung, những đặc điểm của Zoho Workplace vs G Suite khá tương đồng. Cả 2 bộ ứng dụng văn phòng đều cung cấp cho người dùng một môi trường làm việc được tích hợp đầy đủ các tính năng cần thiết. Chính vì hoạt động trên nền Internet, những bộ ứng dụng văn phòng này giúp người sử dụng tối đa hóa hiệu suất làm việc. Những dữ liệu như tài liệu, bài thuyết trình, bảng tính, … có thể được chia sẻ dễ dàng với những người dùng khác, thu hẹp khoảng cách, ranh giới về mặt địa lý giữa các thành viên trong nhóm. Không những thế, các thành viên trong nhóm có thể xem và góp ý, nhận xét trực tiếp vào bản trình bày của người sở hữu ban đầu.

Bên cạnh đó, bộ ứng dụng văn phòng còn cho phép người dùng có thể truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi trên các thiết bị có kết nối Internet. Điều này giúp nhiều người có thể làm việc từ xa một cách thuận tiện hơn, không cần đến công ty nhưng các thành viên khác có thể nắm bắt thông tin nhanh chóng, đặc biệt hữu ích trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát như hiện nay.

Bộ ứng dụng văn phòng giúp trao đổi dữ liệu dễ dàng hơn

Ngoài ra, việc đăng ký và cài đặt các gói dịch vụ cũng rất nhanh chóng và dễ dàng, được tiến hành trong vòng 24 tiếng, không gây ảnh hưởng đến công việc của doanh nghiệp. Giao diện đơn giản để tiếp cận được với nhiều đối tượng khác nhau cũng như tích hợp nhiều tính năng để hỗ trợ công việc của người dùng. Đặc biệt, với Zoho Workplace và G Suite, doanh nghiệp còn được tạo email theo tên miền riêng và quản lý thông tin chuyên nghiệp hơn. Vì thế, có thể thấy rằng khi so sánh Zoho Workplace vs G Suite thì cả hai đều hướng đến việc cung cấp những tính năng khá tương đồng. Một khác biệt duy nhất là trong quá trình làm việc, Zoho Workplace đảm bảo không có quảng cáo. Còn với G Suite, thỉnh thoảng người dùng sẽ thấy quảng cáo của Google. Tuy nhiên, khác biệt này là không quá lớn lao giữa hai nền tảng.

Đặc điểm của Zoho Workplace vs G Suite

Khác biệt chi phí giữa Zoho Workplace vs G Suite

Tuy những tính năng tương tự là thế nhưng chi phí của Zoho Workplace vs G Suite lại khá khác nhau. Đối với Zoho Workplace, doanh nghiệp này hướng đến nhiều đối tượng mục tiêu khác nhau, có cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ bên cạnh các công ty lớn. Vì vậy, những gói dịch vụ của Zoho Workplace cũng đa dạng với những tính năng và chi phí khác nhau. 

Hiện tại, Phuong Nam Digital đang là đối tác chính thức của Zoho tại Việt Nam, cung cấp gói dịch vụ Zoho Workplace Standard với mức phí $3/người dùng/tháng và gói Pro với giá $6/người dùng/tháng. Với Zoho, doanh nghiệp được tự do lựa chọn sử dụng chỉ Zoho Mail, hoặc kết hợp cả email theo tên miền và bộ ứng dụng văn phòng vào Zoho Workplace. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. Đặc biệt, với những doanh nghiệp lượng nhân viên lớn, muốn tiết kiệm chi phí; hoặc những công ty có nguồn vốn vẫn còn hạn hẹp thì Zoho là một sự đầu tư đúng đắn.

Chi phí của Zoho Workplace

Còn đối với G Suite, so với Zoho Workplace thì phần mềm này có giá nhỉnh hơn một chút. Với gói dịch vụ Cơ bản, bạn phải chi trả $4.2/người dùng/tháng; $9.6/người dùng/tháng với gói Doanh nghiệp và gói Chuyên nghiệp là $25/người dùng/tháng. Mặc dù vậy, G Suite lại phù hợp với những doanh nghiệp muốn sử dụng cả Gmail theo tên miền và bộ ứng dụng văn phòng vì chúng được tích hợp trong tất cả các gói dịch vụ mà không bị giới hạn. Hơn nữa, bạn còn có cơ hội dùng thử 14 ngày miễn phí trước khi đăng ký gói G Suite chính thức. 

Chi phí của G Suite

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, chúng tôi hy vọng bạn đã có một vài hình dung cơ bản về hai nhà cung cấp này. Nếu bạn đang quan tâm đến bộ ứng dụng văn phòng thì hãy nghiên cứu nhu cầu mình muốn cụ thể là gì để có sự lựa chọn phù hợp nhé! 

Tags: G Suite, hỗ trợ G Suite, chi phí Zoho Workplace và G Suite, Zoho Workplace vs G Suite,  G Suite miễn phí, dùng thử G Suite, email doanh nghiệp miễn phí, tạo Gmail tên miền miễn phí

Đăng ký tư vấn

Vui lòng nhập các thông tin bên dưới để chúng tôi tư vấn tốt hơn cho quy khách!

Timeout ! Get new captcha
Để lại số điện thoại
để được Phuong Nam Digital liên hệ tư vấn

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
0919 050 560

Gọi ngay
Zalo chat